Theo đó, văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu trữ. Văn bản đi phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý sau khi tiếp nhận. Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Văn bản điện tử phải đảm bảo yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ, về định dạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin và giải pháp kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Ngoài ra, Quy chế cũng quy định các loại văn bản điện tử phải gửi kèm văn bản giấy; Tiếp nhận văn bản điện tử; Xử lý văn bản điện tử; Quy trình ký số, phát hành văn bản điện tử; Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số, vị trí ký số, mẫu chữ ký số trên văn bản điện tử; Nội dung và yêu cầu thông tin của văn bản điện tử; Mã hóa văn bản điện tử; Quản lý, lưu trữ văn bản điện tử;…
Quy chế Tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chữ ký số trong các hoạt động hành chính nói chung và trong việc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, qua đó góp phần triển khai hiệu quả chủ trương của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2019.
Chi tiết văn bản xem tại đây.
Bảo Hy